Hệ thống phanh dĩa là một bộ phận rất quan trọng trên xe máy, bạn cần học cách sử dụng phanh dĩa xe máy đúng cách để chúng hoạt động hiệu quả và bền lâu hơn nhé!
☪ Hệ thống phanh dĩa giúp xe giảm tôc độ và dừng lại một cách an toàn. Khi di chuyển trên đường chỉ cần bạn điều khiển, tác động một lực nhỏ vào hệ thống phanh cũng có thể tạo ra lực phanh lớn hơn phanh tang trống thông thường.
☪ Hệ thống phạn dĩa hay còn gọi là
phanh dầu đang được sử dụng rất phổ biến trên các dòng xe máy hiện nay.
Sự khác nhau giữa hệ thống phanh dĩa và phanh thường:
☪ Phanh dĩa thường được trang bị ở hệ thống
phanh bánh trước, một vài trường hợp đặc biệt người ta độ phanh dĩa cho cả bánh sau và bánh trước, đặc biệt là những dòng xe phân khối lớn như: Yamaha Exciter, Honda SHi 150…
Ưu điểm của hệ thống phanh dĩa:
- Tạo ra lực phanh lớn hơn nhờ sự ma sát của má phanh và đĩa phanh thông qua một lực dẫn động từ dầu phanh.
- Lực phanh này được truyền dẫn động từ tay phanh xuống đến dầu phanh, tiếp đến là hoạt động của piston đẩy má phanh ép chặt vào đĩa
- Khi bạn nhả tay phanh, dầu phanh sẽ quay trở về về bình chứa, kéo theo pison di chuyển ngược lại để cắt đứt lực ép lên má phanh.
Lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh dĩa:
Hệ thống phanh dĩa hay sảy ra những lỗi:
☪ Trong quá trình sử dụng, một số hiện tượng bạn nên chú ý để biết hệ thống phanh dĩa đang gặp vấn đề:
- Má phanh dễ bị hao mòn trong quá trình sử dụng.
- Hiện tượng má phanh bị chai cứng bề mặt ma sát
- Phanh kêu cót két hay bị bó,
- Giảm khả năng phanh hoặc mất chức năng khi phanh.
Hệ thống phanh dĩa thường bị hỏng ở đâu?
Hệ thống phanh dĩa cần chú ý dầu phanh:
- Dầu phanh thuộc trong nhóm bị hao mòn tự nhiên và cần được bảo trì, thay thế định kỳ đúng quy định của nhà sản xuất.
- Hiện nay đang sử dụng những loại dầu phanh trên xe máy như: Dầu DOT3, dầu DOT4.
- Dầu phanh không nên sử dụng lẫn lộn với các loại dầu khác bởi tầm quan trọng của nó. Dầu phanh có tính chịu lực và chịu nhiệt cao, điểm sôi cũng rất cao.
Hệ thống phanh dĩa thường bị bó phanh:
- Phanh bị bó rất hay gặp khi sử dụng loại phanh dầu. Trong quá trình sử dụng có ngoại lực tác động như ngã xe, va đập làm cong vênh đĩa thì có thể dẫn đén hiện tượng bó phanh.
- Một nguyên nhân khác nữa là do dầu phanh có đặc tính hút ẩm, khi có hơi nước thâm nhập vào bên trong sẽ làm biến chất dầu phanh, hơn nữa nó còn làm ôxi hóa các chi tiết kim loại của hệ thống phanh và gây trương nở các cuppen phanh, từ đó làm giảm khả năng hoạt động của cuppen.
- Khi cuppen phanh bị rách hoặc dãn nở, hơi nước thâm nhập vào làm ôxi hóa bề mặt piston và xi-lanh phanh, lúc này sẽ không tránh khỏi hiện tượng bó kẹt.
- Để khắc phục điều này bạn cần bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống phanh dĩa định kỳ.
- Sẽ rất nguy hiểm khi phanh bị bó lại hoặc bạn chưa biết cách sử dụng phanh đĩa không đúng cách, đặc biệt là những loại lốp xe có bề mặt tiếp xúc nhỏ. Mặt đường trơn trợt cộng với tư thế phanh xe không vững rất dễ gây trượt ngã xe.
Cách bão dưỡng hệ thống phanh dĩa:
- Người sử dụng xe máy nên bảo dưỡng xe định kỳ nói chung và bão dưỡng hệ thống phanh dĩa nói riêng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Nên thay mới dầu phanh khi chạy được 20.000 km hoặc có thể quy ra sau 2 năm sử dụng.
- bạn không nên tự ý bảo dưỡng hệ tại nhà do kỹ thuật tháo lắp phanh đĩa cũng như thay dầu phanh có cơ số đặc biệt hơn những loại phanh thông thường khác.
- Người sử dụng nên mang xe đi bảo dưỡng ở những địa điểm uy tín để có thể kiểm tra và thay thế đụng quy cách nhất.
☪ Phanh đĩa trên một chiếc Honda Air Blade.
☪ Bộ ngàm phanh đĩa của xe Piaggio.
☪ Một bộ ngàm mới.
☪ Đĩa phanh bị mài mòn.
☪ Má phanh đĩa cũ (bên trên) và mới.
☪ Piston phanh đĩa bị rạn, nứt.
Gửi bình luận của bạn