Những Lỗi Vi Phạm Cơ Bản Đến Việc Sử Dụng Đèn Xe Khi Tham Gia Giao Thông

Đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải về việc bật đèn chiếu sáng suốt ngày khi tham gia giao thông đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100 cũng đã đưa ra rất nhiều mức xử phạt liên quan đến các lỗi sử dụng đèn chiếu sáng.

Ngày đăng: 11-05-2020

1,676 lượt xem

Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông thì đèn xe (bao gồm: đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu) là một trong những trang bị không thể thiếu. Chỉ khi có đầy đủ đèn xe thì người lái xe mới có thể điểu khiển lưu thông hợp pháp trên đường đi.
 
Đèn xe đóng vai trò rất quan trọng khi tham gia giao thông góp phần vào xây dựng một môi trường đi lại an toàn hơn. Việc sử dụng đèn xe sẽ giúp người lái quan sát rõ ràng và ra tín hiệu tốt hơn. Ngoài ra, còn giúp người đi đường có thể dễ dàng nhận diện các phương tiện khác.
 
 

BẬT ĐÈN CHIẾU SÁNG SUỐT THỜI GIAN LƯU THÔNG CÓ CẦN THIẾT KHÔNG? 

 
Khi Bộ Giao thông vận tải vừa có đề xuất yêu cầu tất cả xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn chiếu sáng trong suốt quá trình đi lại kể cả trời sáng đã tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Đề xuất này được giải thích nhằm đảm bảo độ an toàn cho người đi đường. Có người cho rằng, việc yêu cầu bật đèn chiếu sáng suốt thời gian lưu thông sẽ khiến lãng phí nhiên liệu, tăng khả năng ô nhiêm môi trường.
 
Nhiều người tỏ ra khá bất đồng về quan điểm này, tuy nhiên đây cũng chỉ là đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải. Hiện tại theo Nghị định 100/2019 cũng đã đưa ra nhiều quy định chi tiết về các lỗi vi phạm liên quan đến việc sử dụng đèn chiếu sáng của cả lái xe máy và ô tô như sau:
 
 
  • Với khung giờ từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau lái xe bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông.
  • Trong đó, Nghị định 100/2019 bắt buộc người điều khiển xe máy, ô tô và các loại phương tiện tương tự phải bật đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, hoặc trong điều kiện thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Nếu không tuân thủ quy định này, lái xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Còn lái xe máy sẽ bị sử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
  • Khi người điều khiển xe máy trong khu đô thị, khu đông dân cư thì người điều khiển phương tiện không được sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Lái xe cũng không được sử dụng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều. Vi phạm một trong hai lỗi này, lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Còn lái xe máy sẽ bị xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
  • Khi lái xe trong hầm đường bộ, bắt buộc người lái phải sử dụng đèn chiếu sáng gần. Vi phạm lỗi này lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Trong khi vi phạm lỗi này lái xe máy sẽ bị phạt từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng.
 
 
Ngoài ra, quy định cũng đưa ra mức hình phạt nghiêm khắc với các lỗi vi phạm liên quan đến sử dụng đèn xi nhan cụ thể như: 
 
Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước, bị phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng khi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức.
 
Người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước. Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng nếu lái xe máy chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức.
 

 

FANPAGE

ĐƠN Hàng [0] THANH TOÁN

Thương hiệu Honda
Thương hiệu Yamaha
Thương hiệu Suzuki
Thương hiệu Sym
Thương hiệu Piaggio
Thương hiệu Vespa
Thương hiệu Kawasaki
Thương hiệu Yamaha

Call
0798 903 999