Cẩm Nang Giúp Bạn Lái Xe Tay Côn Trong Thành Phố Chuẩn Nhất

Chuyên mục kiến thức về xe hôm nay sẽ chia sẻ kinh nghiệm lái xe tay côn trong thành phố mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Ngày đăng: 25-01-2018

3,261 lượt xem

Lái một chiếc xe côn tay là điều rất thú vị. Tuy nhiên, việc chạy một chiếc xe côn tay trong thành phố với cảnh xe đông đúc và có rất nhiều đèn giao thông… thì đối với nhiều người là một trở ngại lớn. Đặc biệt là đối với những ai vừa nhập môn lái xe côn tay, bạn sẽ không thể tránh khỏi cảnh chết máy, loay hoay ở ngã tư mà không nổ máy đi được là chuyện bình thường. Bài viết cẩm nang lái xe tay côn trong thành phố hôm nay sẽ giúp bạn cầm lái chắc chắn hơn, lướt xuống để đọc chi tiết hơn nhé!

cam-nang-giup-ban-lai-xe-tay-con-trong-thanh-pho-chuan-nhat

1. Chạy đề – pa:

Khi đề-pa bạn cần lưu ý không nên nhả hết tay côn, vì đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chết máy (tắt động cơ) khi bạn nhả hết tay côn.

Trước khi thả côn, bạn cần lên tay ga nhẹ, quá trình thả côn tay ga cần phải được giữ đều để xe có thể lăn bánh ở vòng tua 1500 – 2000 vòng/phút.

Khi xe lăn bánh và chạy tốc độ vừa phải, bạn bắt đầu nhả côn và vô số

**Chú ý: Đối với những người lái thuần thục khi xe chạy với tốc độ cao có thể nhả côn mà không cần giữ ở những cấp số cao, đây chính là trường hợp bắn côn. Điều này sẽ giúp cho xe chạy bốc, nhanh và mạnh hơn. 

cam-nang-giup-ban-lai-xe-tay-con-trong-thanh-pho-chuan-nhat

2. Đối phó cảnh đông người hay tắc đường:

Đường phố Việt Nam có rất nhiều đèn giao thông, tắc xe thường xuyên và xe tắt máy trong trường hợp này do bóp nhả côn và tay ga không đều là chuyện rất bình thường. Xe có thể sang số xe chỉ khi tay côn bị ngắt hoàn toàn (bóp chặt tay côn hết cỡ). Bạn thường cảm thấy việc sang số hết sức nặng nhọc, điều này là do bạn đã không bóp hết côn làm cho việc sang số. Việc hiệu chỉnh tay côn và tay ga sao cho nhịp nhàng rất quan trọng, nó giúp bạn sang số nhẹ nhàng, không bị tắt máy.

** Khi đã thuần thục thao tác: Khi lái xe giảm tay ga và đồng thời bóp tay côn để cắt côn nhanh, nhấp sang số và nhả côn từ từ, đồng thời kết hợp với tăng tay ga. Sử dụng đúng kỹ thuần thì máy hoạt động khoẻ, côn mới không bị mòn, tránh được tình trạng ì máy thường thấy. Bạn nên thường xuyên tập luyện thuần thục để có thể di chuyển trong đường phố đông đúc một cách dễ dàng nhé. 

cam-nang-giup-ban-lai-xe-tay-con-trong-thanh-pho-chuan-nhat

3. Để xe không bị ì máy

Khi chạy xe, nếu tình trạng ì máy xuất hiện, điều này có thể là do bạn cho xe vào số khi xe chưa đạt được tốc độ cao, dẫn đến xe bị ép số làm cho việc tăng ga nhưng không thể tăng tốc. Để xử lý tình trạng này là tiếp tục giữ ga, bóp côn vài giây, sau đó buông. Chuẩn bị tinh thần nhé, vì lúc này xe sẽ bốc vọt lên một vận tốc phù hợp với tốc độ bị đang bị ép. Điều này được gọi là giải nén hay chạy bù. Nhưng nếu tốc độ vẫn chưa phù hợp, bạn buộc phải trả số lại vì xe dễ bị kẹt số và gây ra tiếng kêu kẹt máy. 

– Ví dụ: Nếu đang chạy ở tốc độ 50km/h và trả số 3 hay 4 sẽ xuất hiện tiếng kêu cốp cốp, thì lúc này bạn nên hạ tốc độ còn 40km để trả về số 4, tiếp theo hạ còn 30km/h để trả về số 3. Cứ tương tự như thế cho các cấp số khác, cũng không khó lắm phải không?
 
*** Thông số tốc độ phù hợp với số xe để các bạn tham khảo: số 1 tương ứng với tốc độ từ 5 – 10km/h, số 2 sẽ là: 10 – 20km/h, số 3 tăng lên: 20 – 30km/h, số 4 đạt mức 30 – 40km/h, số 5 tầm 40-50km/h, số 6 đạt trên 50km/h.

 

Tống Loan

Bạn dũng cảm hơn những gì bạn tin, mạnh mẽ hơn những gì bạn thấy và thông minh hơn những gì bạn nghĩ. Cuộc sống đôi khi chông chênh, mất phương hướng, đó là bởi vì bạn đang tạm quên đi đam mê của mình, hãy lấy " Đam mê làm la bàn của cuộc sống". >>Xem thêm

FANPAGE

ĐƠN Hàng [0] THANH TOÁN

Thương hiệu Honda
Thương hiệu Yamaha
Thương hiệu Suzuki
Thương hiệu Sym
Thương hiệu Piaggio
Thương hiệu Vespa
Thương hiệu Kawasaki
Thương hiệu Yamaha

Call
0798 903 999